"Thời còn là sinh viên,ếtkiệmvàitriệuđồngnhưngmấtnhiềuthứkhiởtrọghédoc truyen 14 gia cảnh của tôi rất khó khăn, bố mẹ là nhà giáo làng - nuôi ba đứa con ăn học đại học. Thời đó sinh viên toàn sống chung từ hai đến ba bạn trong một phòng (hoặc ở ký túc xá).
Các bạn tôi ở chung với nhau hoặc ở ký túc xá để tiết kiệm tiền để mua quần áo, giày dép. Tôi sống một mình, điều này là lãng phí trong con mắt của các bạn.
Đổi lại: Tôi có thể đọc quyển sách, nghe bản nhạc mà mình thích bất cứ lúc nào. Tôi không phải nhường không gian học hành cho những bạn trai đến 'tán' các bạn khác cùng phòng. Tôi cũng được ăn món mình thích mà không cần xem bạn cùng phòng có ăn được món đó hay không...
Những giá trị đó khiến tôi cảm thấy hạnh phúc hơn nhiều so với việc tôi mua một cái áo hay một đôi dép mới".
Độc giả Quỳnh Diệpchia sẻ câu chuyện và lý do thời sinh viên chọn ở một mình chứ không ở ghép để tiết kiệm chi phí sau câu hỏi Lương 13 triệu, ở trọ hơn 4 triệu đồng có 'quá sang'?. Ở bài viết này, một độc giả trẻ tuổi băn khoăn có nên ở ghép để tiết kiệm mỗi tháng vài triệu đồng hay không.
Độc giả Thái Lâmliệt kê những thứ bị mất nếu ở ghép: "Có một khái niệm gọi là chi phí cơ hội ngầm, là những gì bạn bạn mất khi đánh đổi bằng thứ khác mà không đong đếm được. Ví dụ, bạn ở với nhiều người thì cái lợi bạn được là chi phí tiền nhà được chia đều, từ một đến hai triệu đồng. Nhưng cái bạn mất là:
- Sự tự do: ở một mình muốn làm gì cũng được. Người càng tự do trong khuôn khổ còn dễ đạt được nhiều thành tựu.
- Sự yên tĩnh: Người càng thành công là người có không gian cho riêng mình để thoả sức: học tập, luyện đàn, đọc sách, giải trí...
- Sự bình thản: Ở với người không vệ sinh, không sạch sẽ, không biết sắp xếp đồ đạc gọn gàng, về nhà thấy đồ dơ treo tứ tung khiến chúng ta bực dọc, khó chịu ảnh hưởng tới tinh thần để làm nhiều việc có ý ích cho mình.
Vậy câu hỏi đặt ra là bạn có muốn tiết kiệm được một, hai triệu đồng mà mất những cái trên hay không?".
Nên tìm cách tăng thu nhập để nâng cao chất lượng sống chứ đừng vì tiết kiệm mà phải chịu cảnh ở chung, chật chộilà quan điểm của bạn đọc có nickname Hachi Bụng Bự:
"Còn trẻ thì giải pháp là tăng thu nhập để nâng cao chất lượng cuộc sống, chứ không phải là giảm chất lượng cuộc sống đi để tiết kiệm được mỗi tháng một ít.
Chỗ ở không phải chỉ là chỗ ngủ, mà là nơi để nghỉ ngơi thư giãn và cả giải trí, là không gian cá nhân để thể hiện cả cá tính - những điều kiện rất quan trọng để tái tạo sức lao động đối với những người làm công việc yêu cầu tri thức.
Bây giờ chi phí sinh hoạt và nhà ở cao, phòng thuê giá bốn triệu đồng cũng không phải là tiện nghi hay xài sang, nếu giảm xuống nữa thì sẽ thấy chật chội khó chịu lắm.
Đã khó chịu thì đi làm xong chả muốn về nhà, sẽ phát sinh thêm các chi phí khácnhư đi ăn ở ngoài, đi cà phê, đi bar hay xem phim giải trí buổi tối vì về nhà chỉ để ngủ. Những khoản đó sẽ gấp mấy lần vài triệu đồng tháng tiết kiệm được từ tiền trọ".
Một lần nữa, độc giả Quỳnh Diệpđúc kết: "Thay vì lê la quán xá, mua sắm linh tinh thì bạn đầu tư vào không gian sống để cảm thấy thoải mái hơn thì điều đó hoàn toàn đúng. Nó đúng trong hoàn cảnh của bạn vì điều đó đã đem lại cảm giác sống hạnh phúc cho bạn.
Có những bạn khác thì sống chật chội, sống cùng người khác nhưng được khoác lên mình những tấm váy áo đẹp hay điện thoại sang xịn là hạnh phúc thì việc chọn nơi ở tạm bợ để mua cái khiến họ hạnh phúc cũng vẫn là một điều đúng. Cuộc sống có nhiều lựa chọn.
Sắp xếp cuộc sống của mình không giống với bất kỳ ai. Nó chỉ cần mình cảm thấy hạnh phúc là đủ. Hãy chọn cho mình những niềm vui, dĩ nhiên là những niềm vui không trái pháp luật và ảnh hưởng đến người khác".
Hữu Nghịtổng hợp
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.