Con trai tôi ở nước ngoài nên vợ chồng tôi đang đi xe máy của con và giữ giấy tờ xe. Nhưng từ ngày 15.8 đến nay,àođixekhôngchínhchủmớibịphạhệ thống thông tin prudential lo sợ bị phạt khi đi xe không chính chủ, vợ chồng tôi không dám chạy xe của con ra đường lớn mà chỉ dám chạy gần nhà.
Nếu bị CSGT thổi phạt, tôi có phải chứng minh nguồn gốc xe không và có bị phạt với lỗi chạy xe không chính chủ? Trường hợp tôi vi phạm như vượt đèn đỏ… thì CSGT phạt tôi hay phạt con tôi? Và trường hợp xe bị giam thì tôi có thể đóng phạt và đi nhận xe về được không khi tôi không đứng tên xe?
Bạn đọc Minh Lâm.
Luật sư tư vấn
Luật sư Cáp Chiến Thắng (Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật) tư vấn, ô tô, xe máy là một trong các loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật. Việc xác lập quyền sở hữu tài sản đối với ô tô, xe máy trên cơ sở mua bán, chuyển nhượng, nhận tặng cho, được thừa kế…
Để được đứng tên chủ sở hữu ô tô, xe máy thì hồ sơ mua bán, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế phải được công chứng hoặc chứng thực. Sau đó, trong thời hạn 30 ngày, bên chuyển quyền sở hữu ô tô, xe máy phải làm thủ tục thu hồi đăng ký xe và biển số xe tại cơ quan đăng ký xe. Nếu quá thời hạn này mà cá nhân không thực hiện thì bị xử phạt từ 800.000 - 2 triệu đồng.
Theo khoản 4 điều 6 Thông tư 24 năm 2023 của Bộ Công an, khi chuyển quyền sở hữu ô tô, xe máy thì bên bán phải giữ lại đăng ký xe và biển số xe để nộp cho cơ quan đăng ký xe (công an cấp huyện) khi làm thủ tục thu hồi. Người mua phải làm thủ tục đăng ký xe mới và được cấp biển số (định danh).
Theo điều 58 luật Giao thông đường bộ, khi tham gia giao thông, CSGT sẽ kiểm tra các giấy tờ gồm: giấy phép lái xe; giấy đăng ký xe, hoặc bản sao chứng thực giấy đăng ký xe kèm bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực (trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính giấy đăng ký xe); giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy xác nhận thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định (ô tô); giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; giấy tờ cần thiết khác có liên quan theo quy định (phụ thuộc vào loại phương tiện mà người lái xe điều khiển, ví dụ giấy phép lưu thông giờ cao điểm đối với xe chở hàng thiết yếu...).
Như vậy, việc người tham gia giao thông sử dụng ô tô, xe máy của người thân, bạn bè, xe đi thuê thì sẽ không bị CSGT xử phạt về lỗi xe không chính chủ. Bởi lẽ, họ không phải là chủ của phương tiện này.
Việc xác minh để phát hiện lỗi xe không chính chủ chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông hoặc qua công tác đăng ký xe (điều 80, Nghị định số 100 năm 2019). Do đó, CSGT sẽ không kiểm tra lỗi chạy xe không chính chủ khi thực hiện tuần tra kiểm soát.
Đối chiếu với các quy định trên, nếu bạn đã xuất trình đầy đủ giấy tờ khi bị công an thổi do vượt đèn đỏ… thì CSGT sẽ xử phạt hành chính bạn về hành vi này, mà bạn không cần phải chứng minh nguồn gốc xe máy mượn của ai.
Nếu vi phạm của bạn bị tạm giữ xe để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt, thì sau khi chấp hành xong quyết định này, bạn hoặc con bạn được nhận lại xe (điểm a khoản 2 điều 16 Nghị định 138 năm 2021).
Xem nhanh 20h: Thời sự toàn cảnh ngày 11.11