Xổ Số Miền Bắc Hom Nay

Buông lỏng quản lý, phát triển thiếu bền vữn cốc cốc

【cốc cốc】'Xốc' lại du lịch Phú Quốc

Buông lỏng quản lý,ốclạidulịchPhúQuốcốc cốc phát triển thiếu bền vững

Ngày 14.10 vừa qua, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức cuộc họp với Hội Đầu tư và phát triển du lịch Phú Quốc cùng các doanh nghiệp (DN) lưu trú, lữ hành, các hãng hàng không để bàn cách "cứu" ngành du lịch ở đây thoát cảnh ế ẩm. Đáng nói, từ cuối năm 2022 khi UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt đề án cơ cấu lại ngành du lịch với quyết tâm phấn đấu vào nhóm có ngành du lịch phát triển hàng đầu cả nước và Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch đẳng cấp quốc tế, thì đây là lần thứ 3 chính quyền đảo này phải tổ chức họp khẩn bàn cách "xốc" lại ngành kinh tế mũi nhọn.

“Xốc” lại du lịch Phú Quốc - Ảnh 1.

Phú Quốc vắng khách lễ 2.9

HOÀNG TRUNG

Ông Huỳnh Quang Hưng, Chủ tịch UBND TP.Phú Quốc, không giấu nổi tiếc nuối khi địa phương hiện có gần 30.000 phòng lưu trú, 800 cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch phục vụ đa dạng phân khúc, khoảng 70% trong số đó đạt chuẩn 4 sao trở lên; sở hữu đủ "đồ chơi" để cạnh tranh với những khu vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng đẳng cấp thế giới…; song từ đầu năm 2023 đến nay, du lịch Phú Quốc gặp khó, lượng khách giảm nhiều. Hiện các chuyến bay, tàu đến Phú Quốc đều vắng khách, lượng khách giảm khoảng 40% so với cùng kỳ. Các nhà đầu tư, DN địa phương đang gặp khó nhưng địa phương chưa tìm được giải pháp căn cơ.

Ông Huỳnh Quang Hưng cam kết UBND TP.Phú Quốc sẵn sàng chấn chỉnh giá cả dịch vụ cao chót vót trong khi chất lượng chưa tương xứng. Đồng thời, môi trường xã hội cũng sẽ được đảm bảo an toàn, văn minh, lịch sự để du khách yên tâm khi tới Phú Quốc.

Tuy nhiên, PGS-TS Phạm Trung Lương, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, cho rằng việc chấn chỉnh tình trạng du lịch chụp giựt, bát nháo chỉ là giải quyết phần ngọn. Phú Quốc cần nhìn sâu vào bản chất vấn đề để tìm ra "thuốc giải".

Theo ông Lương, sự tụt dốc của du lịch Phú Quốc có nguyên nhân gốc rễ là phát triển thiếu bền vững, không theo quy hoạch. Cũng vì không theo quy hoạch nên hầu hết hệ thống sản phẩm hiện nay chỉ tập trung vào các khu nghỉ dưỡng hạng sang mà "thả nổi" công tác quản lý phân khúc hạng trung, bình dân nên mới sinh ra tình trạng chụp giựt, bát nháo. Trong khi đó, cảnh quan bị phá vỡ, không còn nhiều không gian xanh chung.

Từ hơn 20 năm trước, khi cùng các chuyên gia của Tổ chức Du lịch thế giới khảo sát, xây dựng quy hoạch cho Phú Quốc, PGS-TS Phạm Trung Lương đã lưu ý Phú Quốc cần những sản phẩm sinh thái, dựa trên tài nguyên hệ sinh thái rừng trong biển hoàn toàn khác biệt. Phú Quốc có Rạch Tràm, có những cây cóc đỏ thuộc loại quý hiếm nhất khu vực Đông Nam Á, có sản phẩm sông suối là những cảnh quan tuyệt vời không nơi nào có được. Thế nhưng, những tiềm năng riêng không được quan tâm phát triển trong khi Phú Quốc "thả nổi" cho các DN kinh doanh bất động sản vào "xâu xé".

"Đúng là Phú Quốc đã thành công thu hút các nhà đầu tư lớn đến hình thành những điểm vui chơi giải trí, có cả tổ hợp casino, nhưng do chưa có chính sách hỗ trợ thật sự nên vẫn chưa được phát triển đúng nghĩa, chưa hấp dẫn. Kinh tế đêm cũng chưa khai thác được hệ thống sản phẩm khác biệt, chưa đến nơi đến chốn", TS Phạm Trung Lương nhận xét.

Ngoài ra, theo ông Lương, chất lượng nguồn nhân lực của đảo ngọc hiện còn quá kém, không cân xứng với tiềm năng và định hướng phát triển. Từ đầu những năm 2000, Phú Quốc đã có kế hoạch xây dựng một trường đào tạo du lịch nhưng đến nay vẫn chưa làm được. Hiện nhân lực chủ yếu được đưa từ đất liền ra, người dân địa phương ít được nhận vào làm tại các cơ sở du lịch… Vì thế, chất lượng nguồn nhân lực ở những nơi này phụ thuộc vào chiến lược của từng DN. Nhận thức xã hội chưa đến tầm, tình trạng người dân thiếu hợp tác hoặc hợp tác thái quá làm tính bền vững của điểm đến yếu đi, ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm.

Cần chiến lược tổng thể từ Chính phủ tới địa phương

"Để xốc lại du lịch Phú Quốc, cần quyết tâm chính trị rất lớn của địa phương để thực hiện một cuộc tổng lực chỉnh sửa bài bản từ quy hoạch, tổ chức đến thực hiện. Không chỉ ở tầm địa phương mà Chính phủ cũng phải vào cuộc, rà soát lại quy hoạch, giám sát, chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Địa phương có quyết tâm nhưng phải thật sự có tâm với TP, với ngành du lịch, phải kèm theo nguồn lực để đầu tư xây dựng lại hình ảnh cho thiên đường nghỉ dưỡng Phú Quốc", PGS-TS Phạm Trung Lương nêu ý kiến.

“Xốc” lại du lịch Phú Quốc - Ảnh 2.

Hòn đảo trong danh sách tuyệt nhất thế giới cần một cuộc “cách mạng” để giành lại vị thế thiên đường nghỉ dưỡng

VŨ PHƯỢNG

TS Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, nhận định: Nguyên nhân dẫn đến việc đi ngược dòng tăng trưởng chung của đảo ngọc không chỉ vì những vấn đề ngắn hạn, thời điểm, yếu tố thời tiết, giá cả, mà có những vấn đề cốt lõi chưa được chú trọng giải quyết, dẫn đến hệ quả suy giảm nguồn khách, đặc biệt là đối tượng khách cao cấp.

Ông Tuấn phân tích: Thời gian qua Phú Quốc phát triển quá nóng. Việc quản lý, thực hiện quy hoạch không phù hợp với định hướng; phát triển quá ôm đồm, nhiều chức năng, trong khi quy mô hòn đảo này không lớn.

"Chúng ta đặt ra nhiều yêu cầu, từ việc hình thành khu du lịch sinh thái chất lượng cao, đến phát triển các trung tâm tài chính thương mại, rồi phát triển trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển đô thị... Việc quá ôm đồm dẫn đến đánh mất những tiềm năng tạo nên giá trị cho Phú Quốc đã nổi danh. Đặc biệt là vấn đề quản lý về môi trường, xã hội, bộc lộ rất nhiều bất cập. Tệ nạn xã hội, an ninh trật tự từ sau đại dịch trở thành lực cản khiến du khách e ngại", TS Nguyễn Anh Tuấn nói.

Theo ông Tuấn, vấn đề không phải chỉ là sự vào cuộc của chính quyền tỉnh Kiên Giang, TP.Phú Quốc, mà còn có trách nhiệm của bộ, ngành, các DN và người dân. Tất cả những đầu tư trên đảo ngọc cần theo hướng thận trọng và chú trọng đến phát triển bền vững, lâu dài thay vì mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu trước mắt và chỉ nhìn mục tiêu phát triển kinh tế đơn thuần. Cần có giải pháp tổng thể cho Phú Quốc, trong đó kiểm soát tốc độ và chất lượng phát triển là yếu tố sống còn.

"Đầu tiên cần nhìn nhận, đánh giá lại các quy hoạch của Phú Quốc và có hướng điều chỉnh lại, kiểm soát chặt chẽ các dự án. Chỉ ưu tiên phát triển những dự án tuân thủ quy định, coi trọng hiệu quả cao về kinh tế và xã hội, môi trường, quan tâm đến yếu tố bảo tồn. Bên cạnh đó, cần giải quyết những vấn đề xã hội đang tạo ra hình ảnh không tốt cho Phú Quốc. Nếu không kiểm soát kịp thời tệ nạn xã hội, an ninh trật tự thì Phú Quốc sẽ bị ảnh hưởng rất nặng nề, tụt hậu không chỉ với các điểm đến quốc tế mà còn thua cả các điểm đến trong nước. Song song, đầu tư phát triển sản phẩm dựa trên lợi thế đặc thù của Phú Quốc, làm thế nào để tạo ra sản phẩm du lịch riêng, khác biệt. Ngoài ra, công tác xúc tiến thương mại cũng cần được triển khai", TS Nguyễn Anh Tuấn đề xuất.

Xu hướng du lịch hiện nay, mối quan tâm hàng đầu là yếu tố môi trường. Vì vậy, khi vấn đề môi trường đã được đặt ra trong thời gian dài nhưng không được giải quyết, cộng với vấn đề xã hội nảy sinh đã dẫn đến việc lượng khách đến Phú Quốc sụt giảm. Yếu tố chất lượng, quản lý điểm đến, quản lý môi trường chính là những yếu tố chủ quan mà Phú Quốc cần phải chấn chỉnh.

TS Nguyễn Anh Tuấn (Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch)

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap