Nhận định này được ông Hassan Al Hwaiziy,ệpArabSaudimuốntănggấpđôilợinhuậnởViệluffy Chủ tịch Liên đoàn Phòng thương mại Arab Saudi (FSC) chia sẻ tại Diễn đàn Kinh doanh Việt Nam - Arab Saudi ngày 19/10, nhân chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới nước này và dự Hội nghị cấp cao ASEAN - GCC.
Arab Saudi hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam tại Trung Đông, nhưng ông Hassan Al Hwaiziy cho hay, nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam gấp đôi xuất khẩu của nước này. Do đó, Arab Saudi có nhu cầu tăng xuất khẩu để cân bằng cán cân thương mại và hàng hóa hiện diện nhiều hơn tại trường Việt Nam.
Năm ngoái, "đại gia dầu mỏ" xuất khẩu 400 tỷ USD, trong đó sản phẩm phi dầu mỏ đạt 84 tỷ USD. Chủ tịch FSC chia sẻ lợi thế cạnh tranh của Arab Saudi là các siêu đô thị, siêu thành phố, cùng đó là các sáng kiến chuỗi cung ứng toàn cầu, hành lang kinh tế giữa Ấn Độ, các nước Vùng Vịnh, châu Âu. Trong chuỗi hành lang kinh tế Arab Saudi là trục chiến lược và Việt Nam là điểm khởi đầu của hành lang này.
Với lợi thế này, ông nói, các doanh nghiệp Arab Saudi muốn tăng gấp đôi lợi nhuận ở Việt Nam. "Việt Nam cần tạo điều kiện hút vốn đầu tư vào lĩnh vực có thế mạnh như thép, năng lượng mặt trời, hay các ngành mới nổi, gồm công nghiệp thực phẩm, dệt may, du lịch", ông Hassan Al Hwaiziy bày tỏ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhìn nhận, hai nước có dư địa phát triển do chung nhiều điểm tương đồng, đột phá. Ông kỳ vọng sau chuyến thăm lần này, hai nước củng cố thêm nền tảng chính trị, để thúc đẩy hợp tác kinh doanh sâu rộng, bền chặt hơn.
Dư địa đầu tư nhiều, nhưng theo lãnh đạo Chính phủ, vấn đề là kết nối với nhau để hợp tác các ngành mới nổi, như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và phát triển không dựa vào tài nguyên dầu mỏ, than đá, mà dựa vào đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ.
Cụ thể hơn, Thứ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Trần Quốc Phương nêu những lợi thế của Việt Nam so với các nước trong khu vực, như chính trị ổn định, tăng trưởng kinh tế cao; nguồn nhân lực trẻ, dồi dào; chi phí sản xuất cạnh tranh. Ngoài ra, Việt Nam là thị trường tiềm năng và chính sách mở với nhiều ưu đãi cạnh tranh, cũng như vị trí chiến lược phù hợp cho sự tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Arab Saudi là một trong những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại Trung Đông. Đến 20/9, nước này có 7 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam, tổng vốn đăng ký trên 8,7 triệu USD. Các nhà đầu tư Arab Saudi đầu tư vào các lĩnh vực gồm công nghiệp chế biến, chế tạo, bán lẻ, sửa chữa ôtô, xe máy tại các địa phương Bắc Ninh, Bình Dương, Đà Nẵng. Trong khi đó, hiện Việt Nam chưa có dự án đầu tư nào sang Arab Saudi.
"Việt Nam muốn các Quỹ đầu tư của Arab Saudi với nguồn lực tài chính dồi dào, mạng lưới rộng sẽ tham gia kết nối để thu hút nguồn tài chính, trong đó có tài chính xanh, để giúp Việt Nam phát triển hạ tầng, thực hiện các cam kết tăng trưởng xanh, bền vững", Thứ trưởng Phương bày tỏ.
Trong lĩnh vực thương mại, theo Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên, cơ cấu hàng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Arab Saudi không cạnh tranh trực tiếp, mà có tính bổ sung.
Với tiềm lực mạnh về tài chính, công nghiệp dầu mỏ phát triển, ông hy vọng các doanh nghiệp Arab Saudi sớm có các dự án đầu tư trong lĩnh vực Việt Nam đang có nhu cầu, chính sách ưu đãi đầu tư tốt như năng lượng (dầu khí, năng lượng sạch, phát triển hạ tầng năng lượng), công nghiệp chế biến chế tạo, vật liệu mới, logistics.
Ở chiều ngược lại, đại diện các doanh nghiệp Arab Saudi dự diễn đàn cho hay, Việt Nam có cơ hội lớn xuất khẩu sản phẩm, thực phẩm Halal sang các nước khu vực Trung Đông, Vùng Vịnh. Hiện dân số 57 quốc gia Hồi Giáo chiếm khoảng 25% dân số toàn cầu, riêng khu vực Trung Đông "hội tụ" nhiều quốc gia thuộc top giàu có trên thế giới nhờ sở hữu trữ lượng dầu, vàng lớn, như UAE, Arab Saudi, Kuwait...
Ông Waqas Akram, Giám đốc Công ty Emi Việt (đơn vị tư vấn trong lĩnh vực thực phẩm, vật liệu xây dựng, du lịch theo tiêu chuẩn Halal) cho biết, các sản phẩm nông sản, rau củ quả, gia vị (tiêu, quế, hồi) của Việt Nam cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn, nhưng thịt đông lạnh còn hạn chế.
Họ hợp tác với 10 doanh nghiệp Việt, để kết nối đưa sản phẩm Halal vào thị trường Trung Đông. Ông Waqas Akram gợi ý, doanh nghiệp Việt Nam cần điều chỉnh, chấp nhận thay đổi và đầu tư để sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn Halal, gia tăng xuất khẩu các mặt hàng này vào thị trường Trung Đông. Ngược lại, việc này cũng sẽ Việt Nam thu hút nhiều hơn lượng khách du lịch, phần lớn là giới doanh nhân giàu có, từ các nước Vùng Vịnh.
Liên quan phát triển ngành nông nghiệp, thực phẩm Halal, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho hay Việt Nam có thể đáp ứng nhu cầu của Arab Saudi nhờ nguồn lao động dồi dào. Hiện có trên 5.000 lao động người Việt đang sinh sống, làm việc tại Arab Saudi. Bên cạnh đó, Việt Nam đang đàm phán Hiệp định thương mại tự do với UAE, dự kiến hoàn tất vào cuối năm nay, sẽ giúp mở cửa thị trường các nước vùng Vịnh.
"Chính phủ Việt Nam cam kết đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp đầu tư của các doanh nghiệp, nhằm tăng cường lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường Việt Nam", Thủ tướng nói.
Lãnh đạo các Bộ Công Thương, Kế hoạch & Đầu tư dự diễn đàn cũng cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư Arab Saudi kinh doanh hiệu quả, lâu dài tại Việt Nam, và hỗ trợ để hàng Việt thâm nhập sâu hơn vào thị trường Trung Đông.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đang thăm Arab Saudi và dự Hội nghị cấp cao ASEAN-GCC lần thứ nhất, theo lời mời của Quốc vương Arab Saudi Salman bin Abdulaziz Al Saud, từ 18-20/10.
Đây là lần đầu tiên lãnh đạo các nước ASEAN và GCC gặp nhau sau 33 năm thiết lập quan hệ. Các lãnh đạo dự kiến thông qua Tuyên bố chung sau khi kết thúc Hội nghị cấp cao.
Bảy tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt 1,6 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ 2022. Nhiều tập đoàn của Arab Saudi đang đầu tư trực tiếp, gián tiếp vào Việt Nam.