Một trong những nguyên do dẫn đến việc nhiều DN,ếuđầumốiliênhệvăn 10 tổ chức chưa hài lòng khi đánh giá DDCI của đơn vị là vì bất cập liên quan việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài. Thời điểm đó, Nghị quyết 105 năm 2021 của Chính phủ hết hiệu lực. Nghị quyết này có nội dung nới lỏng một số điều kiện người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Khi trở về thực hiện lại theo quy định cũ (Nghị định 152 năm 2020), DN gặp nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian, chi phí để giải quyết thủ tục hành chính.
Mới đây, tháng 9.2023, Chính phủ ban hành Nghị định 70 sửa đổi Nghị định 152. Đánh giá của nhiều bên cho thấy quy định có nhiều điểm mới rất thuận lợi, nhất là bỏ quy định chuyên gia phải có bằng đại học đúng chuyên ngành dự kiến làm việc. Tuy nhiên, cũng có nhiều phản ánh về một số nội dung gây vướng mắc.
Cụ thể, quy định về thẩm quyền của Bộ LĐ-TB-XH liên quan giấy phép cho lao động người nước ngoài chưa thuận lợi cho các DN, nhất là đơn vị có giấy phép thành lập của các cơ quan T.Ư về ngành nghề hoạt động có điều kiện như ngân hàng, bảo hiểm, giáo dục, luật sư… Bởi nếu như trước đây DN có thể thực hiện thủ tục ở địa phương nơi có hoạt động chính thì nay với quy định này, các đơn vị lo lắng phải ra tận Hà Nội để giải quyết thủ tục, đồng thời băn khoăn liệu có thể giải quyết hiệu quả qua bưu điện, điện thoại trong trường hợp hồ sơ còn thiếu sót hay không.
Hoặc quy định mới về đăng thông tin tuyển dụng người lao động Việt Nam vào các vị trí dự kiến tuyển dụng người lao động nước ngoài, trên cổng thông tin điện tử của Cục Việc làm hoặc của trung tâm dịch vụ việc làm địa phương, là chưa hợp lý, nhất là đối với các vị trí điều hành.
Vì thế, Bộ LĐ-TB-XH, cụ thể là Cục Việc làm, cần có đánh giá ý kiến của DN để có hướng dẫn cụ thể, thống nhất trên cả nước. Qua đó, có đầu mối tiếp nhận liên hệ, phản ánh nhằm tạo thuận lợi cho DN giải quyết hồ sơ, tạo điều kiện thông thoáng thu hút đầu tư...