Năm 2012,Đẹpngỡngàngvớinhữngchiếcbánhsinhnhậtbằngxôiđậsoi kèo brazil chị Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (35 tuổi), ngụ tại Q.Hoàng Mai, TP.Hà Nội, tốt nghiệp đại học, đi làm đúng chuyên ngành được 2 năm thì nhận ra bản thân không còn phù hợp với công việc này nên chuyển sang làm tổ chức sự kiện. Nhưng "chạy" sự kiện phải thường xuyên thức khuya, chịu áp lực cao, nên từ khi dịch Covid-19 bùng phát, chị Nguyệt bắt đầu dừng hẳn công việc đang làm.
Sau đó, nhận thấy khách hàng có nhu cầu sử dụng xôi đậu trong các dịp lễ và dùng thay thế cho bánh sinh nhật rất cao nên chị Nguyệt đã bắt đầu phát triển mặt hàng này. Mẹ trẻ cho biết do có kinh nghiệm làm bánh kem trước đó nên không khó khăn trong việc tạo hình hoa bằng đậu. Tuy nhiên, thử thách nằm ở chỗ phải tìm ra được công thức nấu đậu sao cho đạt được độ mịn, dẻo và giữ được lâu ở nhiệt độ phòng.
"Kem là nguyên liệu khá phổ biến, không khó tìm nhưng rất mỏng nhẹ nên dễ bị hư khi tạo hình. Còn đậu thì sẽ thuận lợi hơn trong việc làm hoa nhưng lại khó lúc sơ chế. Từ hạt đậu thô mình phải thêm bột ngô, mì và đường, dầu ăn… với tỷ lệ nhất định rồi đem nấu để tạo ra hỗn hợp dẻo, mịn. Xôi đậu của mình không sử dụng nước cốt dừa nên bảo quản được lâu hơn. Một chiếc bánh có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng khoảng 1 ngày mà không sợ hỏng", chị Nguyệt nói.
Thời gian đầu chị Nguyệt tự mày mò tìm ra công thức riêng nhưng chưa hài lòng. Sau đó mẹ trẻ đã theo học thêm lớp làm hoa từ đậu của một cô giáo người Hàn Quốc. Theo chị Nguyệt tìm hiểu thì đất nước này vốn nổi tiếng với món bánh gạo truyền thống được trang trí hoa đậu rất đẹp. Một sản phẩm đơn giản chị Nguyệt mất khoảng 90 phút để thực hiện, còn mẫu cầu kỳ hơn có thể lên đến 4 tiếng đồng hồ.
Ngoài làm theo đơn đặt hàng, chị Nguyệt còn mở lớp dạy cách "hô biến" đậu thành những chiếc bánh kem độc đáo. Trung bình mỗi tháng mẹ trẻ có 4 lớp, 1 lớp từ 4-5 người, học phí dao động khoảng 3-5 triệu đồng tùy vào trình độ cơ bản hay nâng cao. "Thật ra với những bạn khéo tay thì việc làm hoa từ đậu là không khó. Chỉ cần một buổi quan sát và thực hành là có thể tạo ra những sản phẩm cơ bản. Tuy nhiên, muốn nâng cao tay nghề thì người làm phải tự mày mò, tập luyện thêm trong một khoảng thời gian dài", chị Nguyệt cho biết.
"Khó khăn lớn nhất của mình là phải cân bằng giữa công việc và chăm sóc gia đình. Mỗi buổi sáng tranh thủ dậy từ 6 giờ 30 phút để chuẩn bị đồ ăn cho cả nhà và chỉ có thể bắt đầu làm việc khi con đã đến trường. Hiện tại thì mình vẫn ưu tiên chăm sóc các bé rồi mới đến công việc, hy vọng thời gian tới sẽ sắp xếp được mọi thứ ổn thỏa hơn", chị Nguyệt nói.
Chị Vũ Thị Diệu Hoa (30 tuổi), hiện đang làm việc tại xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai, cho biết: "Mình học lớp làm hoa đậu cơ bản của chị Nguyệt từ tháng 6. Trong quá trình học thì khá ấn tượng với tay nghề cũng như công thức nấu đậu hoàn hảo mà chị ấy đã truyền đạt. Ngoài trau dồi về kỹ năng, mình còn được tiếp lửa đam mê và sự hỗ trợ sau khi đã học xong".