TheínhthứcđãquađỉnhlũmiềnTâc onlineo SIWRP, lũ đầu nguồn sông Cửu Long đã đạt đỉnh kỳ chính vụ vào ngày 16.10. Tại trạm Tân Châu trên sông Tiền đạt 3,09m, thấp hơn mức BĐ 1 là 0,41m và thấp hơn đỉnh lũ trung bình nhiều năm đến 0,81m; nếu so với đỉnh lũ năm 2022 thấp hơn 0,55m. Đỉnh lũ miền Tây đã qua và hiện mực nước sông đang trong xu hướng giảm dần.
Tại trạm Châu Đốc trên sông Hậu đạt 2,93m thấp hơn mức BĐ 1 0,07 và thấp hơn đỉnh lũ trung bình nhiều năm 0,58m; nếu so với đỉnh lũ năm 2022 0,41m.
Lũ thấp do lượng nước từ thượng nguồn sông Mekong về ít. Cụ thể, tổng lượng nước tại trạm Kratie ở Campuchia từ ngày 1.6 - 19.10.2023 đạt trên 249 tỉ mét khối; so với trung bình nhiều năm cùng kỳ nhỏ hơn khoảng 32 tỉ mét khối và nhỏ hơn năm 2022 khoảng 24 tỉ mét khối. Dung tích Biển Hồ đến ngày 19.10 đạt gần 42 tỉ mét khối, ít hơn trung bình nhiều năm 10,5 tỉ.
Do ảnh hưởng của hiện tượng thời tiết El Nino làm cho phần lớn khu vực thượng nguồn sông Mekong mưa ít. Bên cạnh đó, các đập thủy điện thượng nguồn tăng cường tích nước. Theo MDM (Dự án giám sát hoạt động các đập thủy điện Mekong) trong tuần từ ngày 9 - 15.10, các đập thủy điện thượng nguồn đã trữ khoảng 1,3 tỉ mét khối nước. Trong đó, chỉ riêng hai con đập Nọa Trát Độ ở Trung Quốc và đập Ubol Ratana tại Thái Lan đã tích hơn 1 tỉ mét khối nước. Việc tích trữ nước này làm giảm đáng kể nhịp lũ sông Mekong và tác động đến hoạt động đánh bắt cá, sản xuất nông nghiệp và các cộng đồng sinh sống dọc theo con sông.
Các chuyên gia của MDM phân tích: Tổng dòng chảy sông Mekong đến Stung Treng (Campuchia) trong tháng 9, trung bình nhiều năm đạt khoảng 99 tỉ mét khối.
Thế nhưng năm nay, do mưa ít hơn bình thường nên lượng nước về ước tính chỉ đạt khoảng 86 tỉ mét khối. Tuy nhiên, thời gian qua các con đập thủy điện ở thượng nguồn đã giữ lại khoảng 10,6 tỉ mét khối nước; lượng nước về qua trạm này xuống chỉ còn trên 75 tỉ mét khối. Ngược về phía thượng nguồn, nơi gần những con đập thủy điện lượng thiếu hụt càng lớn. Đây là những ví dụ cho thấy việc vận hành đập làm trầm trọng thêm những tác động liên quan đến khí hậu ở sông Mekong.
Trước đây đỉnh lũ sông Mekong thường xuất hiện vào cuối tháng 9 nhưng từ năm 2022 đến năm nay đã kéo dài đến giữa tháng 10. Điều này cho thấy quy luật tự nhiên của dòng sông Mekong đã bị biến đổi bởi các đập thủy điện thượng nguồn.
SIWRP cũng lưu ý, tuy đỉnh lũ ở miền Tây đã qua nhưng vùng giữa và ven biển ĐBSCL vẫn có nguy cơ ngập trong thời gian tới do triều cường khá cao, đặc biệt là các kỳ triều cường cuối tháng 10, 11 và 12.
Thời gian tới, miền Tây sẽ đối diện với tình trạng khô hạn và xâm nhập mặn gay gặt.